Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng hiện là nơi lưu giữ và trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật điêu khắc tôn giáo được đánh giá phong phú và tiêu biểu nhất của vương quốc cổ Champa – một vương quốc từng tồn tại và phát triển rực rỡ trong hàng thập kỷ với nhiều di sản còn được bảo tồn và lưu giữ đến hôm nay như các đền tháp kì vỹ cùng nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc khác.

LỊCH SỬ CỦA BẢO TÀNG

Quá trình thu thập những tác phẩm điêu khắc Champa bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX. Nhiều hiện vật đã được tìm thấy trong vùng Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh lân cận và được tập trung về địa điểm này, với tên gọi lúc đó là “công viên Tourane”.

Việc sưu tầm ghi dấu công lao của những người Pháp yêu ngành khảo cổ học, đặc biệt là của những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp (L’École Française d’Extrême – Orient, viết tắt là EFEO). Một số hiện vật điêu khắc đã được chuyển về Pháp, một số khác được chuyển ra bảo tàng tại Hà Nội và bảo tàng tại Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) nhưng phần nhiều những tác phẩm tiêu biểu vẫn còn để lại tại Tourane (tên gọi của Đà Nẵng lúc bấy giờ).

Ý tưởng xây dựng Bảo tàng để lưu giữ các tác phẩm điêu khắc Champa tại Đà Nẵng manh nha từ những năm 1902. Trong đó, phải kể đến đề án của EFEO với sự đóng góp lớn của Henri Parmentier, chủ nhiệm Khoa Khảo cổ của trường. Sau rất nhiều nỗ lực và cố gắng, toà nhà đầu tiên đã được khởi công xây dựng năm 1915, hoàn thành năm 1916 và mở cửa đón công chúng từ năm 1919.

Thiết kế tòa nhà ban đầu là của hai kiến trúc sư người Pháp, Delaval và Auclair, trên cơ sở gợi ý của Henri Parmentier về việc sử dụng một số đường nét của các đền tháp Champa. Mặc dù trải qua nhiều lần mở rộng nhưng những đặc trưng kiến trúc ban đầu hầu như còn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay sau hơn 100 năm.

Vào những năm 1930, Bảo tàng được thi công mở rộng lần thứ nhất. Không gian của toà nhà gần 1000m2 được bố trí thành những phòng trưng bày cơ bản định hình lộ trình tham quan đến ngày hôm nay, bao gồm: Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum.

Tong Quan Bao Tang Dieu Khac Cham Da Nang

Đến năm 2016, thành phố thực hiện dự án trùng tu toàn bộ các tòa nhà và chỉnh lý, nâng cấp các phòng trưng bày. Mục đích của dự án nhằm liên kết các tòa nhà của bảo tàng thành một lộ trình tham quan tổng thể. Trong đó, phần không gian trưng bày chính trưng bày các bộ sưu tập điêu khắc Champa, còn lại là các phòng chuyên đề về Văn khắc, Gốm, Âm nhạc, lễ hội và nghề truyền thống của một người Chăm tại Ninh Thuận hiện nay. Không gian dành cho biểu diễn và hoạt động giáo dục được đặt ở tầng hai và khu dịch vụ được cải tạo bố trí ở sân vườn.

Năm 2011, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã được xếp vào danh sách các bảo tàng hạng 1 tại Việt Nam. Qua đó, khẳng định vai trò và những đóng góp của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Champa nói riêng và Việt Nam nói chung.

ĐỊA CHỈ, GIÁ VÉ, GIỜ MỞ CỬA VÀ THÔNG TIN CẦN BIẾT

  • Địa chỉ: Số 02, đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Trang tin điện tử: chammuseum.vn
  • Giờ mở cửa: Từ 7 giờ đến 17 giờ hàng ngày.
  • Giá vé: 60.000 đồng/người/01 lượt tham quan

*Các trường hợp miễn, giảm thu phí vui lòng liên hệ Bảo tàng để được thông tin chi tiết.

  • Liên hệ: Phòng Tổ chức – Hành chính (+84-236) 3574 801 hoặc (+84-0) 905321531

Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide)

  • Bước 1: Truy cập vào hệ thống wifi tại Bảo tàng.
  • Bước 2: Mở trình duyệt web và truy cập địa chỉ: https://chamaudio.com
  • Bước 3: Lựa chọn ngôn ngữ (Việt, Anh hoặc Pháp) và hiện vật muốn nghe thông tin. Du khách có thể quét các mã vạch dán cạnh hiện vật hoặc theo trình tự tham quan được giới thiệu trong ứng dụng.

Dịch vụ hướng dẫn viên cho đoàn

  • Phục vụ cho các đoàn từ 05 người trở lên, bằng các ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp.
  • Thời gian phục vụ: Từ 7h30 đến 11h00 và 14h00 đến 17h00 hàng ngày.
  • Các đoàn có hướng dẫn đi kèm hoặc có yêu cầu hướng dẫn bằng tiếng Anh và Pháp, vui lòng liên hệ trước ít nhất 03 ngày.
  • Liên hệ: Phòng Giáo dục và Thuyết minh (Số điện thoại: (84-236) 3572935 / Email: gdtt-baotangcham@danang.gov.vn hoặc ecdchammuseum@gmail.com)

Café và quầy lưu niệm (tạm đóng cửa)

Nội quy tham quan

  1. Khách vào tham quan phải xuất trình vé tham quan Bảo tàng. Trang phục gọn gàng, lịch sự.
  2. Không mang theo vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, các chất độc hại như axit, chất ăn mòn, đồ đạc quá khổ và các vật dụng nguy hiểm khác vào Bảo tàng.
  3. Không mang hành lý có kích thước lớn vào Bảo tàng. Các loại hành lý xách tay trên 03 kg phải gửi tại quầy để hành lý (tiền và những vật phẩm có giá trị cao cần đem theo người).
  4. Không hút thuốc, mặc áo mưa, ăn uống trong các phòng trưng bày. Giữ vệ sinh chung và bỏ rác đúng nơi quy định. Không bán hàng rong trong khuôn viên Bảo tàng.
  5. Không mang theo băng rôn, biểu ngữ, vật nuôi vào Bảo tàng. Không gây ồn ào khi tham quan Bảo tàng.
  6. Không sờ vào hiện vật, không leo trèo, ngồi trên bục bệ trưng bày hiện vật trong Bảo tàng.
  7. Không sử dụng chân máy ảnh, đèn flash để chụp ảnh. Các chương trình quay phim, chụp ảnh đặc biệt phải được sự đồng ý của Lãnh đạo Bảo tàng.
  8. Không tự ý tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ trong khuôn viên Bảo tàng khi chưa được sự cho phép của Lãnh đạo Bảo tàng.
  9. Không trèo cây, bẻ cành, ngắt hoa, hái quả… trong khuôn viên Bảo tàng.
  10. Khách tham quan phải chịu trách nhiệm nếu gây ra tổn thất cho Bảo tàng.

KHÁM PHÁ BẢO TÀNG

Đến với Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng hơn 300 hiện vật trong đó có các bảo vật quốc gia và nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Champa từ khoảng thế kỷ V đến XV, thể hiện qua nhiều chất liệu như sa thạch, đất nung, kim loại. Các hiện vật với các chủ đề về những vị thần Ấn Độ giáo và Phật giáo, biểu tượng phồn thực, các linh vật và các loại hình trang trí kiến trúc… phản ánh đời sống văn hóa, tôn giáo và thẩm mỹ đa dạng, đặc sắc của cư dân Champa xưa tại khu vực miền Trung Việt Nam.

Bộ sưu tập được phân thành 12 phòng tương ứng với các khu vực địa lý nơi bộ sưu tập được phát hiện, gồm: Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tháp Mẫm, Bình Định, Kon Tum; và 04 phòng trưng bày chuyên đề là Văn khắc Champa, Gốm Sa Huỳnh – Champa, Lễ hội và Nghề truyền thống của đồng bào Chăm tại Ninh Thuận, Giới thiệu kết quả Khảo cổ học tại di tích Champa Phong Lệ (TP. Đà Nẵng).

 Phong Tra Kieu Danangfantasticity Com

Phong My Son Danangfantasticity Com

Phong Dong Duong Danangfantasticity Com

Phong Thap Mam Binh Dinh Danangfantasticity Com

Danang FantastiCity đã áp dụng công nghệ Scan 4D cho 04 phòng trưng bày được xem là quan trọng và tiêu biểu nhất bao gồm: Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương và Tháp Mẫm.

Dai Tho Tra Kieu Bao Tang Dieu Khac Cham Danang Fantasticity Com

Dai Tho My Son E1 Bao Tang Dieu Khac Cham Danang Fantasticity Com

Tuong Laskmindra Lokeshvara Tara Bao Tang Dieu Khac Cham Danang Fantasticity Com

Dai Tho Dong Duong Bao Tang Dieu Khac Cham Danang Fantasticity Com

Trong đó, có hình ảnh và thông tin giới thiệu 04 bảo vật quốc gia hiện có tại Bảo tàng tính đến tháng 6/2020 gồm: Đài thờ Trà KiệuĐài thờ Mỹ Sơn E1, Tượng Laskmindra Lokeshvara / TaraĐài thờ Đồng Dương (BTC 168).

Tham quan Bảo tàng cùng công nghệ Scan 4D chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm mới mẻ, thú vị trên hành trình khám phá các bộ sưu tập cũng như tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của vùng đất và con người nơi đây.

Nguồn: kenh14.vn

Quick Navigation